Phát thanh xúc cảm của bạn !

Cổ nhân dạy cách nhìn rõ người anh hùng hay kẻ tiểu nhân

2018-08-15 01:35

Tác giả:


Người xưa có câu "Ở hiền gặp lành", nhưng không ít người lại cho rằng, ở hiền ắt sẽ chịu thiệt, bởi "người hiền có chủ cưỡi, người hiền dễ bị làm khó". Vậy nhưng, hiền lành, thiện lương khác với cả tin, dễ dãi. Người thiện lương không phải là kiểu người chấp nhận bị người ngoài gây khó dễ, càng không phải là tin tưởng người khác một cách bừa bãi.

***

blog radio, Cổ nhân dạy cách nhìn rõ người anh hùng hay kẻ tiểu nhân

1. Nhìn dung nhan, tướng mạo

Người cổ đại coi trọng tướng mạo, không phải vì muốn lấy chuyện xấu, đẹp của dung nhan để luận anh hùng. Cổ nhân có quan niệm "tướng tại tâm sinh", do đó họ nhìn dung nhan để đánh giá khí sắc, thần thái.

Vào thời Tam Quốc, Tào Tháo có lần phải tiếp sứ giả của Hung Nô. Nhưng ông cảm thấy bản thân vóc dáng nhỏ bé, tướng mạo lại không xuất chúng, nên đã để cho một nam nhân tuấn tú là Thôi Quý Khê đóng giả mình, còn Tháo thì vờ làm người lính cầm kiếm đứng hầu cận.

Khi sứ giả ra về, Tháo liền cho gián điệp dò hỏi: "Ngài thấy Ngụy vương thế nào?"

Sứ giả liền trả lời: "Đại vương dung mạo tuấn tú, cử chỉ văn nhã. Còn người lính hầu cận bên cạnh thì đích thực là bậc anh hùng".

Sử cũ có ghi, Tào Tháo "vóc dáng nhỏ bé, nhưng thần thái anh phát" cũng là vì vậy.

2. Trọng tài hoa

Trong cuốn "Bản sự thi", danh nhân Mạnh Khải thời Nhà Đường có ghi lại cuộc gặp gỡ của hai thi nhân là Lý Bạch và Hạ Tri Chương.

Bấy giờ, Lý Bạch lần đầu rời quê hương tới kinh đô Trường An, có trọ tại một khách điếm. Hạ Tri Chương biết tin, liền tới thăm hỏi, cũng xin Lý Bạch một cuốn thơ để đọc.

Lý Bạch đưa "Thục Đạo Nan" cho thi nhân họ Hạ. Sau khi đọc xong, Hạ Tri Chương tấm tắc khen hay, còn ca ngợi thi nhân họ Lý là "trích tiên nhân" (ý khen Lý Bạch là người nhà trời giáng trần).

Biết Lý Bạch thích uống rượu, Hạ Tri Chương khi ấy liền tháo kim bài trên người để đổi lấy mỹ tửu, cùng ông uống rượu, ngâm thơ.

Hạ Tri Chương đối với Lý Bạch, trước là cảm mến con người, sau là kính trọng tài hoa. Điều này cho thấy cổ nhân xưa cũng coi tài hoa là một phương diện để đánh giá người quân tử.

3. Xem tính cách

"Kinh dịch" có viết: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tựu táo". Có nghĩa là cùng một tiếng thì dễ cộng hưởng, cùng một chí nguyện thì dễ hòa hợp, giống như nước chảy chỗ trũng, lửa tìm chỗ khô.

Sự vật giống nhau về bản chất dễ dàng tương hợp, mà con người tương đồng về tính cách cũng như vậy. Muốn hòa hợp với nhiều người, bản thân cần phải tu tâm dưỡng tính, duy trì thái độ ôn hòa, cẩn trọng.

Ở bên cạnh người hòa hợp, chẳng khác nào được nghe một khúc nhạc êm dịu, thưởng thức một tách trà nóng thơm ngát, ngắm nhìn một đóa hoa đoan nhã nở rộ, hưởng thụ sự yên tĩnh đến từ tâm tính hiền hòa, an lạc của họ.

blog radio, Cổ nhân dạy cách nhìn rõ người anh hùng hay kẻ tiểu nhân

4. Quý "thiện tâm"

Người xưa có câu "Ở hiền gặp lành", nhưng không ít người lại cho rằng, ở hiền ắt sẽ chịu thiệt, bởi "người hiền có chủ cưỡi, người hiền dễ bị làm khó".

Vậy nhưng, hiền lành, thiện lương khác với cả tin, dễ dãi. Người thiện lương không phải là kiểu người chấp nhận bị người ngoài gây khó dễ, càng không phải là tin tưởng người khác một cách bừa bãi.

Người hiền trong lòng sẽ có thiện tâm, luôn mong muốn mang tới những điều tốt đẹp cho bản thân và người khác.

Chẳng vậy mà cổ nhân đã răn dạy: "Thiện tâm là của báu, cả đời dùng mãi không hết. Thiện tâm là ruộng tốt, giúp muôn đời của cải dồi dào".

Chuyện kể rằng, Lý Thúc Đồng năm xưa là thầy giáo dạy nhạc. Trong một giờ học của ông, có học sinh ngồi dưới đọc sách tiêu khiển, lại có một người khác khạc nhổ trong giờ. Dù đang đứng trên bục giảng, nhưng thầy Lý khi ấy không hề lên tiếng.

Sau khi tan học, Lý Thúc Đồng mời hai học sinh này ở lại, dùng giọng điệu hòa nhã nhắc nhở họ lần sau không nên làm như vậy trong giờ học.

Hai học sinh định cãi cố, nhưng thầy Lý lúc ấy cúi gập người xuống, khiến họ đều cúi đầu hối lỗi trong ngượng ngùng.

Vậy mới thấy, chỉ có người thiện lương mới có sức ảnh hưởng lâu dài tới người khác. Khi một người có thiện tâm trong lòng, hết thảy mọi phù phiếm trên thế gian đều tan biến trong mắt họ, nhường chỗ cho một tâm hồn thanh bạch, nhân ái và cao thượng.

5. Xét nhân phẩm

Suy cho cùng, việc đánh giá một người chính là xem xét về nhân phẩm của người đó. Cũng bởi vậy mà cổ nhân xưa từng quan niệm: "Lập đức, lập công, lập ngôn" là "tam bất hủ" của đời người, trong đó đứng đầu là việc "lập đức".

Muốn làm được đại sự, trước nhất phải học cách làm người. Muốn đánh giá một con người, điều đầu tiên là phải nhìn vào nhân phẩm của họ.

Người sở hữu một nhân phẩm tốt sẽ luôn cẩn trọng, bao dung, thấu cảm. Sức hút của họ đến từ nhân cách tốt đẹp, khí chất sang quý của họ tỏa ra từ vẻ đẹp của sự nhân ái, hòa nhã.

Người nhân phẩm tốt vừa tinh tế, vừa thông minh, vừa trọng lẽ phải, vừa biết lễ độ. Mỗi câu nói của họ đều đi vào lòng người. Mỗi hành động của họ đều xuất phát từ tinh thần trọng lẽ phải, lấy nhu thắng cương.a

Sự cao quý của một nhân phẩm tốt đẹp thể hiện ở việc, chỉ cần một ánh mặt, một lời nói, một cử chỉ của họ đều khiến cho người đối diện tình nguyện tin tưởng.

Theo Trí Thức Trẻ

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa hè

Mùa hè

Sự khởi đầu hay kết thúc không phản ánh bằng thời gian, điều đó không cần phản ánh hay suy xét. Định nghĩ về thì giờ giữa chúng tôi chẳng còn là một khái niệm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn bên nhau chẳng thể tách rời...

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Chúng ta có quyền tự do để tạo ra những chương mới, viết nên những câu chuyện mới, và xây dựng những ý nghĩa mới. Mỗi ngày là một trang mới, và mỗi bước đi là một câu chuyện mới đang được viết.

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

back to top