Phát thanh xúc cảm của bạn !

Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

2018-05-07 09:08

Tác giả:


Trong chiến tranh, bên nào có sức mạnh áp đảo thì bên đó giành thắng lợi. Muốn có sức mạnh thì ngoài yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con người, còn phải kể đến một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng là hậu phương của cuộc chiến tranh.

***
blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng (09/11/1953): “Việc vận chuyển cần phải tăng cường các thứ xe cộ, thuyền, để bớt sức dân, bất kỳ chỗ nào hễ có điều kiện dùng xe đạp, thì phải cố gắng dùng cho được. Kinh nghiệm thời gian vừa qua cho thấy rằng dùng xe đạp thồ là tốt nhất"

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Do đó để đảm bảo hậu cần của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trong 210 ngày (từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1954) khoảng 252.000 dân công cùng trên 22.000 xe đạp thồ đã được huy động chở lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến dịch.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những chiếc xe đạp mỏng manh do chính người Pháp sản xuất đều được gia cố lại

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ vành, săm, lốp, nan hoa

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

…cho đến ghi đông, tay cầm...vv...

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhằm mục tiêu chở thồ cao gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ, giảm được mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Có những chiếc xe chở kỷ lục lên đến 370kg như của ông Ma Văn Thắng, dân công xã Thanh Lâu, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe ô tô không thể đi được. Chính vì vậy đã gây nên bất ngờ lớn ngoài tầm dự tính của các chỉ huy Pháp.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ lễ hội hoa Ban 2017, tỉnh Điện Biên cũng đã lồng ghép phần thi đẩy xe đạp thồ lên dốc vào các hoạt động văn hóa chính nhằm tạo cho du khách những trải niệm về công sức của thế hệ cha anh đi trước.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngoài xe đạp thồ chủ lực, lực lượng dân công còn dùng nhiều hình thức, phương tiện vận chuyển quân nhu khác như: bè mảng, ngựa thồ, xe cút kít, xe trâu, xe quệt, 1 đội vận tải ô tô 446 xe… Tổng khối lượng cung cấp cho chiến dịch là 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Công binh dùng mảng vượt sông Nậm Na đưa hàng về Điện Biên Phủ. Tổng số bè mảng sử dụng trong chiến dịch là 11.800 bè.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 1.800 xe trâu được đưa vào mặt trận. Trong ảnh: Dân công hỏa tuyến dùng xe trâu vận chuyển vũ khí ra mặt trận.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe cút kít do ông Trịnh Đình Bầm, dân công xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tự tay đóng phục vụ chở gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ba mảnh ghép nên xe, có một mảnh được lấy từ bàn thờ cúng tổ tiên của gia đình. Số lượng xe cút kít huy động trong chiến dịch là hơn 7.000 xe.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Để thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược vào trận địa, bộ đội, dân công, thanh niên xung phong đã làm mới 89km và sửa chữa, củng cố 500km đường.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhờ đó tổng khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ đạt khoảng 4.450.000 tấn/km, gấp 36 lần khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Biên Giới.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Trong số 260.000 dân công phục vụ chiến dịch có gần 90.000 người là đồng bào các dân tộc ít người mà một bộ phận là đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đặc biệt có cụ già 70 tuổi vẫn đi dân công.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đóng góp trên 43% số gạo sử dụng tại mặt trận, hàng trăm tấn thịt, rau xanh… và khoảng 550.000 ngày công.

blog radio, Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ đó thể hiện sự quyết tâm cao của hậu phương chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Nguồn: Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc

Chụp lại ảnh, tranh tư liệu


Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top