Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đề xuất bỏ Chí Phèo: Mỗi người một ý làm sao cho mười phân vẹn mười?

2017-12-08 15:13

Tác giả:


Theo quan điểm của anh Sóng Hiền thì dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu.

Những ngày gần đây, đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền đăng trong cuốn sách vừa xuất bản đã gây nhiều tranh cãi dữ dội trong dư luận. Tuy nhiên, câu chuyện này chưa kịp lắng xuống thì mới đây, ý kiến loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh của anh Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) lại khiến nhiều người xôn xao. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, cư dân mạng hay những người đã từng được đọc và học Chí Phèo khiến cho cuộc tranh cãi càng đi theo nhiều hướng.


Nhưng theo anh Nguyễn Sóng Hiền - người đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo giải thích: nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, nhưng đây là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt. Về khía cạnh giáo dục, thì hành động của Chí Phèo là đáng lên án và cần phê phán.

Theo quan điểm của anh Sóng Hiền thì dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu.

Có rất nhiều người ủng hộ ý kiến của anh Nguyễn Sóng Hiền và cho rằng đã đến lúc đi theo cái mới, cái tiến bộ.



Anh Nguyễn Sóng Hiền chia sẻ:

"Một nền giáo dục tiến bộ cần phải thay đổi và bắt kịp những biến động của cuộc sống. Nếu giáo dục xa rời cuộc sống, không phản ánh thực tiễn, đó là nền giáo dục kinh viện, lạc hậu của thế kỷ trước."

Nói về đề xuất của tác giả Nguyễn Sóng Hiền, TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội - nêu quan điểm tiến bộ trong văn học có khác với tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Những thành tựu của khoa học thời kỳ trước sẽ trở nên lạc hậu và có thể bị đào thải bởi sự xuất hiện thành tựu khoa học thời kỳ sau ưu việt hơn.

Riêng văn học nghệ thuật, tác phẩm đã được khẳng định giá trị sẽ tồn tại vĩnh hằng. Những giá trị đích thực sẽ luôn được làm mới trong tầm đón nhận của mỗi thời đại nối tiếp.

TS văn học Phạm Hữu Cường cho rằng cần phải giữ lại tác phẩm của Nam Cao trong chương trình. Giáo viên giảng như thế nào để học sinh hiểu đúng tác phẩm, bởi trước đó, nó từng bị hiểu sai nhiều lần chứ không phải chỉ bây giờ. Dù như thế nào, tác phẩm này vẫn mang những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Giáo viên Trịnh Văn Quỳnh, THPT Lương Thế Vinh, Nam Định, nêu quan điểm: Đề xuất của tác giả Nguyễn Sóng Hiền tưởng như hợp lý, logic. Tuy nhiên, dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã là một sự không phù hợp.

Còn phản ứng của cư dân mạng, và cả những người đã gần như thuộc lòng tác phẩm kinh điển này thì sao?



Blog Radio tổng hợp.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top