Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ngày khai giảng cuối cùng?

2018-08-16 01:10

Tác giả:


blogradio.vn - Mười hai năm cắp sách đến trường, mười hai ngày tựu trường mang những cảm xúc khác nhau, chẳng lúc nào trùng hợp. Năm vào lớp một, tôi bẽn lẽn, rụt rè nấp sau tà áo mẹ, miệng méo xệch không muốn buông tay. Đến năm lớp mười, trong tôi lại dâng dâng lên một cảm xúc khó tả vì lần đầu được mặc chiếc áo dài trắng tinh, ra dáng một thiếu nữ… Năm 12 lại khác, ngày tựu trường năm ấy khóe mắt tôi lại cay cay đến lạ, tôi sợ những ngày phải chia xa.

***

blog radio, Ngày khai giảng cuối cùng?

Tiết trời sang thu, lòng tôi lại nao nao nhớ những ngày tựu trường. Có đứa học trò nào mà không nhớ đến ngày đặc biệt ấy chứ. Đó là ngày kết thúc một mùa hè vui tươi, rộn rã và ngày bắt đầu cho những tất bật sách vở và bài thi.

Mười hai năm cắp sách đến trường, mười hai ngày tựu trường mang những cảm xúc khác nhau, chẳng lúc nào trùng hợp. Năm vào lớp một, tôi bẽn lẽn, rụt rè nấp sau tà áo mẹ, miệng méo xệch không muốn buông tay. Đến năm lớp mười, trong tôi lại dâng dâng lên một cảm xúc khó tả vì lần đầu được mặc chiếc áo dài trắng tinh, ra dáng một thiếu nữ… Năm 12 lại khác, ngày tựu trường năm ấy khóe mắt tôi lại cay cay đến lạ, tôi sợ những ngày phải chia xa.

Hôm nay là ngày khai giảng năm học mới, tôi lại có dịp đi sang ngôi trường cũ, ngôi trường những năm cấp 3 dù có xa hay mưa gió bão bùng tôi vẫn đều đều đến lớp. Ngôi trường ấy nay đã già nua, tuổi tác của nó còn hơn cả ba mẹ của tôi. Cách đây vài ngày tôi đọc được tin trường tôi sẽ bị giải tỏa vì dính dáng đến công trình đường giao thông của nhà nước, lòng tôi lại trào lên cảm giác đau thương, chẳng phải riêng tôi mà dường như mọi thế hệ những người đi trước luôn coi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình. Giờ đây nghe tin nhà mất, chẳng ai mà chẳng thấy đau. Ngôi trường là nơi chôn dấu bao nhiêu kí ức học trò ngô nghê, buồn vui lẫn lộn. Lúc trước đi học thấy chán, ngày nào cũng lo chuyện sách vở, nhìn thầy cô lúc nào cũng giống như những người đáng sợ, chẳng dám nói gì chỉ sợ bị mắng. Mà thầy cô cũng lạ, ngày nào cũng có chuyện nói, không la mắng thì dạy dỗ đủ đều.

Thế mà khi rời khỏi trường, bước chân lên ngưỡng cửa đại học, ngày đầu tiên đến lớp tôi lại nhớ trường, nhớ thầy cô, nhớ những lời la mắng vô cùng. Thật sự tôi đã hụt hẫng với mọi thứ mà mình tự vẽ, chẳng còn ai nhắc nhở khi trốn học, chẳng ai uốn nắn khi lỡ làm việc sai trái. Chẳng còn những nghe những lời la mắng hay dạy dỗ, tất cả mọi thứ đều tự lập và ai kiên cường vượt qua cám dỗ thì tốt, còn ai xa ngã thì như giống ở đáy bùn lầy, không ai biết và chẳng ai ai hay. Chưa bao giờ cảm thấy nhớ thầy cô và ngôi trường ấy nhiều như thế. Mỗi lần buồn tôi lại lặng lẽ về trường, không dám vào chỉ lặng lẽ ngắm nhìn từ phía xa… Nhưng đó cũng là hạnh phúc.

Hôm nay tôi may mắn lại thấy cảnh khai trường, nhưng không biết đây có phải là lần cuối cùng được nhìn trường nữa hay không. Tôi thèm cảm giác quay lại những tiết học hóa, ngồi nơm nớp lo sợ những phản ứng hóa học, sợ cô giáo kêu lên vì tôi là thánh ghét môn Hóa. Cô giáo dạy Hóa là người Huế. Mỗi lần cô la mắng, tụi học sinh chúng tôi lại chỉ biết ngồi im thin thít. Thế mà giờ đây tôi lại nhớ da diết cái tiết học ấy. Ít ra nhờ cô, tôi còn biết mình sai cái gì và cần sửa những gì chớ không bị lạc lõng khi chân ướt, chân ráo bước vào đại học. Không chỉ có thế, trong tôi mãi luôn khắc ghi bóng hình của một cô giáo trẻ, người đã tiếp cho tôi động lực cho tôi những lúc khó khăn nhất và cũng là người tạo cho tôi niềm cảm hứng học môn Tiếng Anh.

blog radio, Ngày khai giảng cuối cùng?

Ai cho tôi một lần có thể trở về quá khứ? Tôi sẽ quay trở về những tiết chủ nhiệm sinh hoạt cuối tuần. Lớp chúng tôi may mắn được một cô giáo chủ nhiệm. Những ngày đầu với chúng tôi cô luôn thần tượng, là một người mẹ dịu dàng và tình cảm. Nhưng cô quả không “hiền” như cái tên của cô. Cô là một người cầu toàn, thích mọi thứ hoàn hảo. Cô luôn quan tâm đến chúng tôi những chi tiết tưởng chừng là rất vặt vãnh. Vậy mà ngày ấy chúng tôi lại khó chịu với những quan tâm ấy.

Những giờ sinh hoạt không khác gì là giờ tra tấn tinh thần, đặc biệt là những thành viên hơi “anh hùng” một chút. Chúng tôi chẳng thông cảm được cho cô đâu, cứ luôn mãi nhăn nhó khi nhận nhiệm vụ. Có những lúc là mong muốn đổi giáo viên chủ nhiệm. Thế vậy mà không nhờ cô, lớp chúng tôi không dễ dàng đậu 100% tốt nghiệp và hãnh diện là lớp tiêu biểu của nhà trường. La có, mắng có, dịu dàng, tình cảm mọi thứ đều có cả. Nhưng sau này khi chọn cho mình một cái nghề mà sau này tính chất công việc cũng sẽ tương tự như cô, tôi mới thấu hiểu hết mọi phiền muộn của cô. Người ta nói” thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Thưa cô, giữa cuộc sống khó khăn này ít nhất đã có em hiểu được tấm lòng cô. Em xin lỗi vì đôi khi âm thầm trách cứ cô. Giờ em đã hiểu đó không là trách nhiệm mà đó là tình thương vô bờ bến mà cô dành cho chúng em. Cảm ơn cô vì tất cả!

Cảm ơn ngôi trường thân yêu, cảm ơn những bài học hay, những hành trang kiến thức bổ ích, cảm ơn tất cả thầy cô… Cảm ơn đã cho tôi là một phần trong ngôi nhà chung mang tên Nguyễn Duy Hiệu…

© Gió Hạ - blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top