Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mùi cỏ tranh dưới nắng cuối thu

2016-11-06 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - “Con người ta không sống trong những hoài niệm xưa cũ nhưng nhờ những hoài niệm mà người ta sống tốt hơn vào ngày mai. Sông mãi chảy, đời cứ trôi. Những đồi cỏ tranh vẫn hanh hao trong nắng cuối thu nhàn nhạt …”

***

“Con người ta không sống trong những hoài niệm xưa cũ nhưng nhờ những hoài niệm mà người ta sống tốt hơn vào ngày mai. Sông mãi chảy, đời cứ trôi. Những đồi cỏ tranh vẫn hanh hao trong nắng cuối thu nhàn nhạt …”

Cuối thu nắng hao hanh và nứt nẻ. Đám cỏ tranh cũng rạp mình dưới những cơn gió mạnh đã sắp vàng úa. Những trái hồng cuối mùa cũng rám cháy một góc. Đôi má của những đưa trẻ thôn quê ửng đỏ lên vì bụi đường và cái nắng hanh hao cuối mùa. Chúng hồn nhiên vui chơi trên những con đường làng gồ ghề sỏi đá. Mặt đứa nào cũng nhem nhuốc và những đôi bàn chân thì nứt nẻ dưới nắng hanh.

Mùa này, những ngọn núi quê tôi phủ đầy cỏ tranh. Chúng tốt ngập đầu người, phủ kín lối đi lên những quả đồi. Chúng được tạo hóa ban cho một sức sống thật kì lạ. Mọc bất cứ đâu mà không cần trồng, vươn lên mạnh mẽ. Mẹ tôi thường bảo, người ta không trồng cỏ tranh vì rễ thứ cỏ đó vừa độc và bạc đất. Chúng hút hết nhựa sống của những cây khác xung quanh để vươn lên bạt ngàn. Những cây sắn trồng trên núi bị rễ của chúng ăn đâm vào khiến cho củ sắn ăn rất đắng làm cho người ta dễ bị say sắn khi ăn vào.

Mùi cỏ tranh dưới nắng cuối thu

Kí ức về mùa cỏ tranh được kể lẫn trong những câu chuyện của bà, của mẹ và những chuyến đi cắt cỏ núi với dì và chị tôi. Mẹ thôi thường kể thời con gái, mẹ hay đi cắt cỏ tranh về phơi nắng đun dần thay cho rơm rạ. Những đám cỏ tranh, sau những trận mưa rào tháng 6 thường tốt ngập đầu người, che kín hết những lối đi lên núi. Những người đi cắt cỏ lọt thỏm và mất dạng trong giữa đám cỏ tranh um tùm. Năm mẹ sắp sinh tôi cũng vào mùa cỏ tranh nắng rát. Những gánh cỏ tranh lẫn với thứ cỏ dại khác được mẹ tôi đều đặn cắt về để dành cho những ngày ở cữ.

Quê tôi, cứ vào cuối vụ chiêm, khi mà không con đủ rơm rạ để dùng người ta vẫn hay cắt cỏ tranh và những thứ cỏ núi khác về phơi khô để đun. Cái thứ cỏ này cháy rất đượm. Ngày bé, dì và các chị tôi vẫn hay dẫn tôi lên núi cắt cỏ về phơi ở cái sân vôi nhà bà ngoại. Những thứ cỏ này khi phơi héo có một mùi thơm ngai ngái nhưng rất dễ chịu. Nó thoảng một chút gì đó của cỏ héo, chút hăng hăng của vị đắng và dịu dịu của cỏ non. Mọi thứ quyện lại với nhau rất đặc trưng. Mỗi chuyến đi như vậy tôi được theo chân dì và chị tôi. Được chỉ cho đâu biết là quả mẫu đơn, quả đèn đèn hay những thứ cây núi khác mà thú thật giờ tôi đã quên chúng từ lúc nào không hay.

Năm tháng cứ thế vùn vụt trôi đi, mẹ tôi đã thành bà nội và chị tôi thì cũng lấy chồng cũng được mười mùa cỏ tranh. Cái sân vôi nhà bà tôi cũng chẳng còn nữa. Người ta cũng không còn đi cắt cỏ về đun nấu như ngày nào. Những quả đồi ngày ấy bây giờ đã biến mất hoặc nham nhở dưới bàn tay của con người. Những đám cỏ tranh cũng chẳng còn chỗ để mà sinh sôi nảy nở, những củ sắn bây giờ ăn cũng chẳng sợ say như ngày trước. Chỉ có cái mùi cỏ tranh ngai ngái dưới cái nắng cuối thu là còn mãi…

© Cá Kho – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

Năm mới xinh tươi

Năm mới xinh tươi

Trong bao bước chân nhẹ êm trên những con đường vắng Năm mới vừa đi qua với giao thừa rộn rã

Hai đầu ngọn sóng

Hai đầu ngọn sóng

Bảo thấy gia đình em rất giống một bài hát mà em hay nghe là “Ở hai đầu nỗi nhớ”, nhưng Bảo lại muốn thêm vào là gia đình có đến ba đầu nỗi nhớ lận. Vì mẹ luôn trong bệnh viện và quay cuồng với những ca cấp cứu với những bệnh nhân còn ba ở ngoài tận khơi xa, chỉ có mỗi Bảo ở nhà và luôn ngồi vào bàn ăn một mình.

Mùa đông dang dở

Mùa đông dang dở

Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Mùa đông có anh một mùa đông có anh Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Anh bên cạnh em và bên em suốt con đường

Lời ước hẹn

Lời ước hẹn

Anh có còn nhớ lời ước hẹn cùng em Lời ước hẹn năm xưa anh đã nói Lời ước hẹn trong một ngày đông cũ Khi cơn gió đông về cứ buốt lạnh tim em

Cho con cả bầu trời

Cho con cả bầu trời

Chị nói là mẹ sẽ cho con cả bầu trời này trong đó có vô vàn tình thương của mẹ gởi theo con, để ở một nơi thật xa con sẽ luôn có mẹ, luôn có tình thương của mẹ bên cạnh, và con sẽ được ấm áp được bình yên dù không có mẹ bên cạnh.

Ngày ta gặp nhau

Ngày ta gặp nhau

Anh có đếm những ngày xuân lặng lẽ Khi cả anh cả em đều cùng ngóng trông nhau Khi bao xuân qua ta cứ mãi đợi chờ Vì những niềm vui vẫn cứ còn dang dở

Nhân vật

Nhân vật "thức tỉnh" và thể loại bi kịch

Việc các tác giả xây dựng những nhân vật "thức tỉnh" có lẽ giúp người xem nhìn nhận khái quát về nhân vật sớm hơn, cũng tạo nhiều cảm xúc hơn khi xem, đọc kịch. Nhưng đồng thời cũng giúp bi kịch đi sâu hơn, khi những nhân vật đó đã hoàn thành "sứ mệnh" của mình.

Ngày toàn thắng

Ngày toàn thắng

Rồi một buổi sáng chị mở bừng mắt khi tiếng cô phát thanh viên trên đài liên tiếp đưa tin về những cuộc rút quân của giặc Mỹ, chị Nhành thấy vui như mở cờ trong bụng. Chị cứ ôm chặt con vào lòng và gọi tên anh, nhưng chị không thể biết được ngày nào là chính xác anh quay về bên chị.

back to top