Phát thanh xúc cảm của bạn !

Hãy theo đuổi đam mê!

2014-07-24 01:07

Tác giả: Ruby Vân Anh


CafeBlog Tôi nhận ra, những bon chen, ganh đua trong cuộc đời này, giá mà nó song hành cùng những cố gắng một cách đàng hoàng và những cái bắt tay thiện cảm, có lẽ sẽ không ai ngán ngẩm một điều gì...


***



Hình như ai cũng thích bé thơ, lạ thật.

Phải chăng khi còn bé, mọi thứ đều được nhìn qua lăng kính trong veo. Tôi 26 tuổi, thảng hoặc lại được cô em gái ôm chặt và cùng xem những thước phim về ngày thơ bé được dựng lại từ chính những người trẻ tuổi đang bị tắc nghẽn giữa quá khứ và tương lai. Những hình ảnh của tuổi thơ trở lại, có lúc tôi cười ngặt, có lúc thấy lòng nao nao, chợt hình dung về quãng thời non xanh ấy mà nghẹn cay sống mũi. Cảm xúc ấy không chỉ là hoài niệm mà giống như ta đang khát khao được quay về khi bỗng nhiên so sánh với đủ thứ nhạt nhẹo của hiện tại.

Tôi tạm gọi hiện tại của chúng ta là “người lớn” và quá khứ ấy là “trẻ con”. Người lớn vẫn thường hỏi nhau: “hôm nay thích làm gì?”, “ngày hôm nay có gì vui không?”. Hỡi ôi, đa phần là lắc đầu ngao ngán. Tôi đang mường tượng lại, hình như trẻ con, chẳng lúc nào thấy chán một thứ gì, vì chẳng mấy khi không có trò gì để làm, chẳng mấy khi không có ngày nào để vui; có chăng là khi bị người lớn quát gọi về nhà mà không được chơi thêm một trò nào nữa.

Trẻ con, gọi như thế chắc không phải chỉ để nói về cái thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu mà cũng bởi xung quanh trẻ con mọi thứ đều là nhỏ bé. 

Tôi nhớ ngày bé, đồ chơi là thứ được trẻ con nâng niu nhất. Chúng gìn giữ như một báu vật và đem khoe với chúng bạn với đầy vẻ tự hào; cũng chỉ là để khẳng định “tao có cái này – mày thì không”. Những đứa trẻ ở làng quê nghèo không có đồ chơi đắt tiền, chúng nó nuốt ấm ức vào trong, rủ nhau tước lá dứa dại làm những chiếc đồng hồ xinh xắn rồi đem khoe với cái đứa  là “con của nhà giàu”, khuôn mặt cũng tự hào lắm đấy!. Thế rồi, đồ chơi chẳng còn là vật sở hữu của đứa trẻ nào, chúng nó chơi chung, biến “không” thành “có” một cách hồn nhiên và thân thiện. Người lớn chẳng thế đâu!. Thật đấy, tôi lờ mờ nhận ra tôi khát thèm chiếc xe máy của cô bạn cùng lớp Đại học, tôi nhìn cô ấy từng ngày, luôn thở dài khi cô ấy có chiếc váy mới, kiểu tóc thay đổi mỗi ngày, và ngán ngẩm soi mình trong gương với bộ đồ cũ kỹ và chiếc xe đạp mi ni đã tróc gần hết sơn. Cô ấy chẳng thể mang cho tôi chiếc xe máy và tôi thì cũng không lấy gì làm tự hào để cho cô ấy cái xe đạp. Tôi nhận ra bố mẹ bắt đầu giận dỗi nhau nhiều hơn vào thời điểm giá cả leo thang và đồng lương công chức của bố thì eo hẹp. Người lớn đua nhau buôn bán và khoe nhau vật chất. Vẫn là những vẻ tự hào để khẳng định “Tôi có cái này – còn anh thì không”, nhưng sao thấy chua xót. Người không có thì cố ngụp lặn với đủ thứ khó khăn, nhìn vào người có để cố sức bơi đến, thậm chí dẫu có chết chìm trong thèm khát cũng chẳng thèm bám víu vào bất cứ thứ gì đang có. Có lẽ, người lớn không thể giống trẻ con.

Tôi nhìn thấy sự ganh đua khốc liệt như một cơn lốc di chuyển nhanh và cuốn lấy người lớn vào vòng xoáy. Không trừ một ai. Những cuộc cãi vã của hàng cá, hàng rau để tranh nhau chỗ bán vào buổi sáng khi tôi đi chợ. Những chiếc xe cố nhướn thêm chút khoảng trống rồi dừng hẳn trước đèn đỏ khi tôi đi làm, phía bên phải tôi, một vài chiếc xe máy rú ga vọt ngang; một vài lần tôi cũng làm điều tương tự, để rồi khi nhấn ga lao đi, tôi tự hỏi “thêm vài cm đường, thêm mấy giây đèn tín hiệu, để làm gì nhỉ?”, rồi lắc đầu tự cười, vì không có lời giải đáp. Những cái đầu cúi sát vào màn hình máy tính, những bữa trưa ăn vội, những cái gật đầu chào hỏi thoáng qua, chỉ để nhanh chóng hoàn thành deadline và chạy đua với những chiếc ghế ngồi phòng lạnh. Những tiếng thở dài ngày một nhiều vì không hoàn thành chỉ tiêu, những cái nguýt lườm đồng nghiệp được tuyên dương. Những bon chen, nghi kỵ lẫn nhau. Người lớn như chẳng còn niềm tin, kể cả với chính mình. 
niềm tin

Tôi lại nhớ thuở bé, trẻ con chơi trò ném khăng, đá bóng. Cũng manh nha nghĩ cách thắng đối phương bằng đủ chiêu trò, cũng trị nhau đến sứt đầu, mẻ trán, gẫy tay. Ấy thế mà, khi chơi là kẻ thù, chơi xong thì là bạn, ôm vai bá cổ nhau an ủi. Với trẻ con, tranh giành hay chiến đấu như một trò chơi bẻ cây lau phất cờ ra trận. Người lớn coi những cuộc đấu đá là để sinh tồn và khẳng định bản thân.
Tôi là một “người lớn” trong vô vàn những người lớn muốn có vé khứ hồi. Đi tiếp rồi vẫn có thể quay trở lại. Người lớn cũng tham lam đấy chứ. Trẻ con thì không như thế! Chúng chỉ muốn lớn lên, muốn được làm người lớn, để không bị mẹ lôi về khi đang chơi trò cùng bạn, để được đi bơi buổi chiều thỏa thích hay đá bóng như bố mà không bị quát nạt ngồi vào bàn học với chồng sách cao ngất. Người lớn ngán ngẩm khi nghĩ đến mong muốn của trẻ con “mong lớn làm gì để rồi mong bé lại”. 

Giá mà tôi, một “người lớn” có thể duy trì mãi khoảnh khắc này trong suốt hành trình đến tương lai. Khoảnh khắc nhận ra, người lớn còn ngốc nghếch hơn trẻ con khi từ chối mọi niềm vui để giúp tâm hồn nhẹ nhàng thật sự. Khoảnh khắc tôi nhận ra, giá mà tôi chẳng mấy quan tâm đến việc lương cao hay nhàn hạ, cứ vui vẻ rong ruổi với quần Jean, áo thun đi đến những nơi tôi thích và viết báo, có lẽ giờ này tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Chấp nhận một công việc chẳng có nhiều đam mê, giá mà tôi gác lại mọi tính toan, mọi ganh đua để hiểu thêm về công việc, để yêu hơn những con số cộng trừ, yêu cả chỗ ngồi chất đầy tài liệu thì có lẽ mỗi ngày trôi qua đầu óc tôi luôn được thảnh thơi. Khoảnh khắc tôi nhận ra, những bon chen, ganh đua trong cuộc đời này, giá mà nó song hành cùng những cố gắng một cách đàng hoàng và những cái bắt tay thiện cảm, có lẽ sẽ không ai ngán ngẩm một điều gì. 

Giá mà tôi, một “người lớn” có thể duy trì niềm tin như trẻ nhỏ. Tin vào bạn và tin vào bản thân mình. Tôi sẽ chẳng dễ đánh mất mình trong vòng xoáy vọng danh khốc liệt. Tôi cũng chẳng muộn phiền than thở “sao thật khó kiếm một người tri kỷ hiểu mình”. Chỉ bởi ai cũng đinh ninh, hình như người ta chẳng thật lòng đâu nhỉ?. 

Giá mà tôi, một người cùng lớn lên từ trẻ nhỏ, hiểu được rằng, thật ra ngày bé hạnh phúc hơn, là bởi chẳng đứa trẻ nào bận tâm so sánh thiệt hơn. Và với chúng, mỗi ngày trôi qua tràn ngập niềm vui vì được chơi những trò chúng thích.

Gạt hết mọi toan tính, thử một lần hỏi lại chính bản thân mình “người lớn ơi, mày thích làm gì nhỉ?”. Và đặt trái tim vào trong đam mê đó. Theo đuổi nó mỗi ngày.

Hãy làm việc hăng say chứ không phải tăng tốc mệt nhoài trong công việc. 

Hãy theo đuổi những đam mê và làm điều mình thích, rồi hạnh phúc sẽ tìm đến mỉm cười.

  • Ruby Vân Anh

Bài dự thi "Hạnh phúc vẫn đủ chỗ cho ta". Để bình chọn cho bài viết này, mời bạn để lại bình luận cuối bài viết tại website hoặc like và chia sẻ lại link bài viết từ trang fanpage facebook.com/yeublogviet

VIẾT ĐỂ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC, LAN TỎA HẠNH PHÚC VÀ NHẬN NHỮNG GIẢI THƯỞNG HẠNH PHÚC! 


MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CUỘC THI VIẾT "HẠNH PHÚC VẪN ĐỦ CHỖ CHO TA"

Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.

Ruby Vân Anh

Cảm ơn đời đã sinh ra em!

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top