Phát thanh xúc cảm của bạn !

Xin một lần chạm nhẹ lên dòng sông Thạch Hãn

2017-03-18 01:15

Tác giả:


blogradio.vn - Xuôi mái chèo nhẹ qua dòng Thạch Hãn, theo lời kể của ông, tôi như thấy đạn bom ngay trước mắt, tiếng kêu thảm của đồng chí đồng đội ráo riết nhau. Màu khói đạn tôi chưa từng được thấy nhưng sao ngực tôi thắt lại, cái xúc cảm mãnh liệt như chính tôi đang hối hả trong đoàn quân anh dũng vượt mưa bom để bảo vệ Thành Cổ.

***

Ngồi lặng lẽ trên chiếc thuyền gỗ trôi hững hờ trên dòng sông Thạch Hãn, giữa không gian nghi ngút khói hương trầm, trong làn nắng mơn man của một sớm đầu xuân, tôi thấy mình như đang được sống lại cùng với Quảng Trị những năm còn kháng chiến.

Tôi sinh ra khi hòa bình đã lập lại và chiến tranh chỉ là câu chuyện mơ hồ trong lời kể của ông, chẳng thể nào một đứa trẻ mới lớn lại có thể có được cái cảm giác mơn man sống lại lịch sử như thế. Nhưng, có lẽ vì được sinh ra trong một cái nôi cách mạng và với tôi, lịch sử như sống dậy mạnh mẽ qua từng lời kể của ông. Bởi vậy mà hôm nay, khi được dịp đi qua Thành Cổ, được tự mình thả một cành hoa xuống dòng sông Thạch Hãn, tôi không thể kimg nổi lòng mình.

Những năm tháng đầy máu và nước mắt ấy để đánh đổi lấy hòa bình đâu dễ. Thành Cổ - mắt xích quan trọng trên con đường giải phóng dân tộc, đạp đổ chình quyền Mỹ- Ngụy. Ở đây những người đồng đội, đồng chí của ông tôi đã ngã xuống để ngăn bước kẻ thù. Tôi - thế hệ sau này không dám nhận mình có thể hình dung tường tận mùa xuân năm ấy, năm 1972 đầy đau thương, song, phần nào đó, tôi có thể tự sống lại quãng thời gian ấy.

Xin một lần chạm nhẹ lên dòng sông Thạch Hãn

Ngày đó, cũng như ông tôi, biết bao thanh niên yêu nước đã gác bút nghiên mà lên đường vào Nam cứu nước. Vì miền Nam ruột thịt, những chàng trai trẻ đã từ giã mảnh đất quê hương yêu dấu, gác lại những tình cảm riêng tư mà anh dũng ra đi, nghe theo tiếng gọi của miền Nam, của Tổ Quốc. Nhưng chiến tranh chưa bao giờ bỏ sót một ai. Tựa như sợi chỉ căng giữa rừng, chỉ cần một viên đạn lạc, chỉ cần một mảnh bom vỡ, tất cả sẽ chấm hết. Nhưng có gì ngăn nổi ý chí quyết tâm của các anh, có gì thay thế được hòa bình.

Song, chiến tranh đã lúc nào thôi gắn với bi thương, hàng ngàn thanh niên ra đi nhưng mấy ai có thể lành lặn trở về. Quảng Trị năm ấy được coi là trận đánh quyết liệt nhất. Ở đó, các anh đi, các anh chiến đấu và các anh nằm xuống… Tuổi 20 của các anh, cái tuổi xuân đầy những khát vọng, ước mơ nhưng tất cả đều thu bé lại để lòng yêu nước sục sôi. Tuổi 20 - các anh đi trong lòng chẳng chút vương vấn, nghĩ suy. “Ta đi ta đi bảo tồn sông núi. Ta đi ta đi thà chết không lui”

Xuôi mái chèo nhẹ qua dòng Thạch Hãn, theo lời kể của ông, tôi như thấy đạn bom ngay trước mắt, tiếng kêu thảm của đồng chí đồng đội ráo riết nhau. Màu khói đạn tôi chưa từng được thấy nhưng sao ngực tôi thắt lại, cái xúc cảm mãnh liệt như chính tôi đang hối hả trong đoàn quân anh dũng vượt mưa bom để bảo vệ Thành Cổ. Sông Thạch Hãn phẳng lặng, yên ắng lắng nghe trái tim chúng tôi thổn thức. Nơi đây 45 năm về trước đã nhuốm đỏ màu máu. Tôi chợt thấy văng vẳng bên tai tiếng réo của bom, tiếng rên xiết hãi hùng của súng đạn. Cái giá của hòa bình quả thực rất đắt!

Thành Cổ, 81 ngày đêm oanh liệt, 81 ngày đêm hy sinh xương máu, 81 ngày đêm gồng mình chống địch, 81 ngày đêm… Từ những chàng sinh viên đầy tình yêu và khát vọng, các anh đã chiến đấu và trở thành những chiến sĩ anh dũng muôn đời.

Chết! Ai không sợ! Nhưng cái sợ hơn cả chính là sợ mất tự do, độc lập! Và rồi, từ đó, từ lòng yêu nước mãnh liệt với ý chí chưa một lần nao núng, các anh đã chiến đấu cho tới hơi thở cuối cùng.

Xin một lần chạm nhẹ lên dòng sông Thạch Hãn

Nhìn cành hoa cúc trắng trôi lặng lẽ theo chiều của dòng Thạch Hãn, chạm nhẹ vào thành Cổ Quảng trị, nhìn lại một lần nữa, nhắm mắt lại tôi chợt mơ màng về một mùa hè 1972 rực lửa, một Thạch Hãn nhuốm đỏ máu tươi, một Thành Cổ ngày đêm rên xiết tiếng bom đạn, một Quảng Trị đầy máu, đầy lửa và đầy sự hy sinh. Chợt câu thơ của nhà thơ Lê Bá Dương cất lên giữa khoảng không yên ắng của Thành Cổ:

“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm…”

Cho tôi tôi xin một chút thôi, thời gian ngừng lại, để tôi có thể thu lại những hình ảnh thực nhất của Quảng Trị, để tôi sống lại một lần nữa mùa hạ 1972 hào hùng. Và tôi xin một lần nữa cúi mình trước nơi đây, một lần nữa chạm nhẹ vào quá khứ mà để lòng tự hào thấm nhuộm tất cả trái tim.

“Hẹn lại nơi đây

Mùa xuân nắng ngập tràn

Câu hò trôi trên dòng nước”

© Nguyễn Quý Hà – blogradio.vn

Bài dự thi cuộc thi viết CẦN LẮM MỘT CHỮ DUYÊN. Để bình chọn cho bài viết này, mời bạn đọc, để lại bình luận, nhất nút "Bình chọn" ở chân bài viết và chia sẻ lên các mạng xã hội. Thông tin chi tiết về cuộc thi viết mời bạn xem tại đây.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top