Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những tháng ngày mà tôi gọi là kỷ niệm

2017-02-09 01:05

Tác giả:


blogradio.vn - Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng mang trong mình những kỉ niệm sẽ không bao giờ quên. Đó có thể là những niềm vui bình dị, hạnh phúc. Đó cũng có thể là những bài học, những nỗi lòng thầm kín, mà không phải ai cũng có thể biết được. Tôi không biết sẽ bắt đầu câu chuyện của mình từ đâu, như thế nào, chỉ biết rằng cứ mỗi lần nghĩ về những ngày tháng ấy, những ngày tháng mà tôi gọi là kỉ niệm, nước mắt tôi lại rưng rưng, cảm xúc ở đâu đó lại ùa về khó tả...

***

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng mang trong mình những kỉ niệm sẽ không bao giờ quên. Đó có thể là những niềm vui bình dị, hạnh phúc. Đó cũng có thể là những bài học, những nỗi lòng thầm kín, mà không phải ai cũng có thể biết được. Tôi không biết sẽ bắt đầu câu chuyện của mình từ đâu, như thế nào, chỉ biết rằng cứ mỗi lần nghĩ về những ngày tháng ấy, những ngày tháng mà tôi gọi là kỉ niệm, nước mắt tôi lại rưng rưng, cảm xúc ở đâu đó lại ùa về khó tả...

Ba mẹ tôi quê gốc ở miền Trung - mảnh đất nghèo “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm lam lũ vất vả với ruộng đồng, với từng gánh củi.

Hồi đó tôi còn nhỏ và sống cùng bà ngoại. Lớn lên một xíu tôi được bà kể, ba tôi đã vào miền Nam lập nghiệp, đi xây dựng kinh tế mới trước năm 1995, rồi một thời gian ngắn sau, mẹ tôi cũng vào Nam làm việc với ba. Lúc tôi vừa tròn 8 tháng tuổi mẹ đã để lại tôi cho ngoại nuôi nấng.

Lúc còn nhỏ xíu khi biết đến trường học mẫu giáo thì cũng là lúc tôi ý thức được một phần nào đó về cuộc sống của mình. Chính vì vậy, những kỉ niệm của tôi đối với ông bà ngoại, đối với quê hương Quảng Bình đã ăn sâu trong tâm trí tôi ngay từ thời thơ bé. Có đôi khi chỉ là những hình ảnh, những kỉ niệm loáng thoáng qua, vì tôi không thể nào nhớ hết, nhưng tất cả đối với tôi đều đẹp và ấm áp.

Khoảng thời gian tôi sống ở quê, cùng ông bà ngoại, cùng cậu là khoảng thời gian rất đẹp trong cuộc đời của tôi. Đó là nơi tôi được đón nhận những tình cảm, yêu thương sâu sắc từ mọi người. Có lẽ tôi còn nhỏ, lại phải xa ba mẹ từ sớm, nên tôi luôn được nuông chiều và ưu tiên mọi thứ.

Tôi nhớ những lần đi chợ cùng bà, lần nào bà cũng dậy sớm để chuẩn bị giỏ, làn, có đôi khi là quả đu đủ, quả dứa, quả mít… để mang đi chợ bán. Dù chẳng được bao nhiêu, nhưng bà bảo cũng được thêm ít đồng mua bánh cho tôi. Có lẽ vì vậy mà sớm nào tôi cũng căn giờ bà dậy đi chợ, tôi cũng lò mò dậy theo để đi mua quà. Với mấy đứa bạn trong xóm, tụi nó cũng đi nên chúng tôi có dịp lân la nghịch với nhau, khoe bộ áo quần mới khi đi chợ. Có đôi lúc tôi ngủ quên hay lại lười không đi với bà được, tôi cũng cố ngoi ngoi dậy nhắc bà rồi cười nhoẻn: “Bà ơi, nhớ mua bánh cho cháu nha”.

Những tháng ngày mà tôi gọi là kỷ niệm

Và cứ như thế, thời gian cứ trôi đi, con đường làng quanh co đã trở nên quen thuộc đối với tôi, nơi tôi nắm tay bà lon ton chạy trên con đường đất những ngày mưa còn dính bùn đất. Nơi tôi nắm tay bà, đôi bàn tay nhăn nheo, đầy những chấm đồi mồi, chai sạn. Nơi tôi dành xách chiếc làn giúp bà mỗi lần đi chợ. Nơi tôi nhai từng chiếc bánh rán thơm phức ngon lành. Nơi dáng người nhỏ bé của bà cùng chiếc làn con con đi bộ trên những con đê vào những sớm mai. Nơi có những thảm lúa bạt ngàn, xanh rì, quanh co bên dòng sông, nước chảy êm đềm, cùng mấy chiếc thuyền cũ bạc màu. Biết bao nhiêu câu chuyện nào tôi có thể kể hết, tất cả đã trở thành những kỉ niệm đối với tuổi thơ tôi.

Cứ nhớ mỗi lần đi chơi suốt tận chiều tối mới về, tôi đã thấy bà chuẩn bị một chậu nước ấm thơm hương bồ kết. Bà phải kêu tôi không biết bao nhiêu lần tôi mới chịu xuống bếp cho bà tắm. Bà tôi có thói quen đi hái bồ kết phơi khô rồi cất dành để tắm, gội đầu. Riêng cái bịch bồ kết bà cất giành tắm cho tôi, tôi cũng mang ra nghịch vò nước chơi mỗi ngày.

Rồi cả những bữa cơm nữa, có đôi lúc nghĩ lại tôi lại thấy xót xa. Bữa cơm nào bà cũng cho tôi ăn cá, ăn thịt. Phần ngon bà dành cho tôi hết, sau là phần của ông. Còn bà, bà chỉ ăn cơm chan với miếng canh nhút mít. Nếu thịt có mỡ, bà lấy phần mỡ đi, đưa cho tôi phần thịt nạc. Có lần tôi hỏi bà:

“Bà ơi, sao bà không chịu ăn cá, ăn thịt mà cứ cho cháu vậy”.

Bà tôi cứ cười rồi xoa đầu, bà ngán lắm, bà ăn canh nhút mít ngon hơn. Thế rồi tôi cứ vô tư tưởng thật, và suốt những năm tháng ấy tôi vẫn cứ ăn ngon còn bà tôi ăn uống như thế. Bà cũng chẳng bao giờ trách tôi, thấy tôi mập mạp, bà lại thấy vui trong lòng. Bây giờ nghĩ lại tôi trách mình quá, trách mình hồi đó tôi lại khờ dại đến thế, sao lại không biết là bà nhường cho mình.

...Tôi còn nhớ như in, cái ngày có người đàn ông nào đó vào nhà bà ngoại, người đàn ông lạ hoắc mang cái ba lô to như ở xa mới về. Tôi không dám đi ra ngoài vì sợ người lạ, chỉ bẽn lẽn đứng trong góc nhà chăm chú nhìn. Lúc ra ngoài tôi mới biết người đàn ông đó chính là ba của tôi. Lúc đó thực sự tôi không có cảm giác gì cả, vui cũng không có, mà buồn cũng không, có lẽ vì ba mẹ đã xa tôi quá lâu nên tình cảm của tôi bây giờ không được sâu sắc như những gì tôi dành cho ngoại.

Người đàn ông ôm tôi vào lòng, xoa đầu tôi rồi hỏi han, nói chuyện được lúc thì ba tôi bảo chơi ít bữa rồi vào Nam gặp mẹ với em. Lúc đó tôi lắc đầu lia lịa, chỉ đòi ở với ngoại.

Những ngày ba tôi ở lại, tôi sợ lắm, tôi sợ vì ba sẽ dẫn tôi vào Nam, tôi sẽ không được ở với bà ngoại của tôi nữa. Tôi cũng ít đi chơi hơn, cứ loanh quanh trong nhà nói chuyện với bà. Bà ôm tôi vào lòng rồi hỏi tôi:

“Lúc nào bà chết, cháu có về thăm bà khô?”

Tôi vô tư cười, để lộ hàm răng sún đen sì. Tôi nhớ, bà cười nhiều lắm, hình như lúc đó bà cũng đã khóc, tôi thấy khóe mắt bà ướt nhẻm nhưng rồi bà lại vội lau đi mà không để cho tôi thấy. Bà cứ thế ôm tôi vào lòng rồi bảo tôi nhớ giữ lời hứa với bà.

Tối hôm tôi chuẩn bị vào Nam, bà lại ôm rồi ru cho tôi ngủ như mọi đêm, vòng tay ấm áp và cả mùi mồ hôi của bà tôi đã quen, tưởng chừng như không thể nào thiếu được. Bà bảo tôi:

“Cháu vào Nam, nhớ nghe lời ba mẹ nha”.

Lúc đó tôi khóc nhiều lắm, níu lấy cả người bà rồi bảo:

“Cháu chỉ ở với bà thôi, cháu không vào Nam đâu”.

Thấy tôi khóc bà cũng mếu rồi khóc theo, bà cứ ôm tôi vào lòng, cái ôm thật chặt như tôi sắp phải rời xa bà vậy. Khóc một hồi, bà xoa đầu tôi rồi bảo tôi ngủ đi, bà chỉ nói vậy chọc tôi thôi.

Những tháng ngày mà tôi gọi là kỷ niệm

Nghe ngoại nói vậy, tôi yên tâm và mừng lắm, ôm chặt lấy bà ngủ đi lúc nào không biết. Sáng sớm tinh mơ, bà gọi tôi dậy, lo ăn uống cho tôi và ba. Bà con mang cho tôi cả bộ áo quần đẹp nữa, bộ áo quần tôi ít khi được mang vì phải cất dành lúc nào có dịp lễ, hay đi đám hỏi ai, bà lại mang cho tôi. Tôi thắc mắc không biết bà mang áo đồ đẹp cho tôi đi đâu nên liền hỏi. Bà bảo xíu nữa, ba sẽ dẫn tôi đi chợ Ba Đồn mua búp bê. Tôi vui sướng và thích thú lắm.

Lúc đó ở nhà ngoại rất đông, có ông bà, cậu mự rồi cả anh chị nữa, mọi người đều tập trung đông đủ. Tôi bảo bà đi mua búp bê với tôi, nhưng ngoại bảo đường xa, ngoại mệt lắm nên không đi được. Tôi còn nói với bà ở nhà chờ tôi xách búp bê về.

Lúc tôi lên xe, tôi thấy ngoại tôi, cậu mự, anh chị… ai cũng khóc. Nhưng tôi không hiểu vì sao cả, tôi thấy mọi người vẫy tay, tôi cũng vẫy theo. Tôi thấy tiếng xe máy nổ bình bịch rồi xa dần xa dần. Tôi thấy ngoại giơ tay lau nước mắt, tôi thấy mái nhà nhỏ của ngoại cũng mờ dần đi. Tôi cứ ngoảnh lại mà nhìn theo, nhìn cho đến khi tôi không còn thấy gì nữa ngoài những màn sương mờ phủ trắng. Tôi im lặng, cũng không nói chuyện với ba. Lúc này đây, tôi mới cảm thấy nỗi buồn len lõi trong tâm trí của mình, nhưng tôi không hiểu vì sao lại như vậy.

Xe đi mãi, đi mãi, cuối cùng cũng đến được chợ Ba Đồn, cứ tưởng tôi sẽ mua búp bê xong rồi tôi về. Nhưng khi tới nơi tôi cũng mới biết ba đã nói dối tôi, ngoại nói dối tôi là đi mua búp bê nhưng thật ra nói vậy để đưa tôi vào Nam.

Tôi hét lên rồi nằm lăn ra đất. Lúc đó ba tôi cũng khóc, cả cậu chở tôi đi cũng khóc theo. Tôi nhớ ngoại, nhớ quê và suốt chặng đường đó tôi cứ khóc mãi mà không nín, cho đến khi tôi ngủ quên lúc nào không biết.

Đó là kỉ niệm của tôi, cũng là nổi ám ảnh về ngày ấy. Đến bây giờ tôi đã 21 tuổi những kỉ niệm đó, những ngày tháng đó vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của tôi.

Bây giờ tôi đã lớn, tôi đã hiểu ra nhiều điều. Tôi đã biết thương bà những ngày vất vả đi khắp xóm tìm tôi về. Tôi đã biết những lần bà bảo không thích ăn cá thịt là không phải, mà bà đã nhường cho tôi. Tôi đã biết tôi đã sai khi nhiều lần tôi không nghe lời bà, khóc lóc rồi cứ nằm ăn vạ. Tôi đã biết những quả đu đủ, những quả dứa, trái mít bà đã nâng niu như thế nào để đi bán có tiền mua bánh cho tôi. Tôi đã biết rất nhiều thứ… Nhưng rồi khi tôi đã biết và nhận ra nhiều điều cũng là lúc bà rời xa tôi.

Những tháng ngày mà tôi gọi là kỷ niệm

Khi vào Nam tôi vẫn thường gọi điện về quê thăm hỏi bà. Bà tôi đã già, sức khỏe yếu, một thời gian sau bà tôi qua đời. Nửa đêm nghe tin bà mất, tôi như bị sét đánh ngang tai, ba mẹ phải chạy đi tìm xe ngay trong đêm để về quê với bà cho kịp. Lúc đó tôi đang thi giữa kì nhưng tôi cũng nghỉ để về với bà. Lúc đó tôi không nghĩ đến việc gì khác ngoài việc làm sao để có thể ở bên cạnh bà lúc bà mất. Vì nhà tôi ở trong xã, nửa đêm lại không có xe. Ba mẹ tôi phải chạy đi tìm, hỏi han cả đêm mới có được một chiếc xe 4 chỗ ngồi. Lúc đó không còn chỗ nữa, chỉ đủ chỗ cho ba và mẹ tôi nữa thôi. Tôi thất vọng và khóc, tôi không biết làm gì nữa, vì không có xe sao tôi về thăm bà được.

Thế là lời hứa với bà tôi không thực hiện được:

“Lúc bà mất, cháu sẽ ở mộ bà mười ngày, mười đêm luôn”. Càng nghĩ tôi lại càng khóc nức nở.

Đến bây giờ bà đã rời xa tôi gần 5 năm. Có nhiều lúc nghĩ về bà, nghĩ về tuổi thơ gắn bó với bà tôi lại không kìm nén được cảm xúc của mình rồi bật khóc. Những tình cảm mà ngoại dành cho tôi, những kỉ niệm đẹp sâu sắc về bà sẽ mãi mãi ở trong trái tim tôi. Tôi mong bà sẽ hiểu cho nỗi lòng của đứa cháu này, vì tôi không giữ được lời hứa với bà. Tôi muốn nói lời cảm ơn vì tất cả những yêu thương, tất cả những điều tốt đẹp mà bà đã dành cho tôi. Tôi cũng xin lỗi vì những năm tháng tuổi thơ, tôi đã khiến bà buồn rất nhiều.

Có một lời hứa tôi đã từng hứa với bà đó là phải chăm chỉ học hành để bước vào cánh cổng đại học. Và tôi đã làm được điều đó, bà ơi, cháu sẽ cố gắng phấn đấu học hành, cháu sẽ luôn nhớ về bà. Nhớ về những kỉ niệm không bao giờ quên...

© Thương Hoàng – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Những con còng trên biển

Những con còng trên biển

Nhi nhìn chăm chăm vào bức tranh trước mặt. Sao lại có một sự trùng hợp đến vậy chứ, đây có phải là bức tranh mà Nhi rất thích và đặc biệt rất thích trong cả hai lần được xem ngoài con đường biển không?

Đóa hoa bên đường

Đóa hoa bên đường

Chợt, tôi bắt gặp một đóa hoa nhỏ bên lề đường. Đóa hoa ấy, mặc dù nở giữa bụi rậm và khô cằn, nhưng vẫn tỏa sáng với vẻ đẹp riêng của mình. Tôi ngừng bước, nhìn chăm chú vào đóa hoa và bắt đầu suy tư về ý nghĩa của nó.

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Tôi đã tự nhủ, dù cho có chuyện gì xảy ra, trước hết tôi phải giữ vững quan điểm cư xử phải phép, khiêm nhường, dùng sự bình tĩnh và tôn trọng để đối đãi với mọi người một cách thật thận trọng để rồi sau đó, tôi sẽ biết ai là người xứng đáng để tôi dụng tâm mà chân thành khoan dung.

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

back to top