Phát thanh xúc cảm của bạn !

Hồn quê vương ngõ chiều Hà Nội

2017-02-15 00:20

Tác giả:


blogradio.vn - Giờ Hà Nội có nhiều ngõ ngách, có cái ngõ không cọng rơm nếp thơm, không phân gà vung vãi, là những ồn ào xe cộ đi lại, những khu chợ tự phát. Hà Nội có tôi lao ra ngoài làm việc từ sáng đến tối. Có những đêm đọc sách để cửa khép hờ, giọng rao tiếng địa phương của người đàn bà nọ khiến lòng tôi rối bời.

***

Một chiều chủ nhật oi ả. Tôi đứng dựa lưng vào thành tường sơn màu ghi sáng bóng, vừa nhâm nhi tách café đá, vừa nheo mắt nhìn về phía chân trời chưa tắt nắng. Những ngôi nhà sặc sỡ, cầu kỳ, cao thấp vô tội vạ, khác với ngôi nhà ba gian xây từ dạo xưa dột nát vẫn gõ nhịp tiếng mưa. Căn nhà tôi nhớ đến những ngày oi bức bị nắng hắt xuống qua những hòn ngói vênh khiến bên trong nhà có nhiều đốm sáng nhỏ như bầu trời nhiều sao. Đó là nơi tôi đã sống trong suốt 20 năm cuộc đời.

Tôi sinh tuổi Dậu, mẹ vẫn đùa đuổi tôi đi xa “bới đất kiếm ăn”. Tôi đi thật sau khi kết thúc khóa học, và ít lần trở lại căn nhà xưa cũ. Có những chiều, tôi lướt web mà bẵng quên những “Chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Giờ Hà Nội có nhiều ngõ ngách, có cái ngõ không cọng rơm nếp thơm, không phân gà vung vãi, là những ồn ào xe cộ đi lại, những khu chợ tự phát.

Hà Nội có tôi lao ra ngoài làm việc từ sáng đến tối. Có những đêm đọc sách để cửa khép hờ, giọng rao tiếng địa phương của người đàn bà nọ khiến lòng tôi rối bời.

***

Hồn quê vương ngõ chiều Hà Nội

Photo: Tran Ngoc Tung

Ngày còn nhỏ, được nghỉ hè là lúc bọn trẻ chúng tôi háo hức nhất. Con nhà nghèo, tôi không biết đến những chuyến du lịch tham quan, tắm biển hay đi chơi sở thú, cũng không có bà con họ hàng ở xa để đến chơi nhà. Tôi chỉ biết đó là mùa oi bức nhất trong năm, mùa gặt lúa, phơi thóc. Mùa màng, nhà nào nhà nấy nườm nượp chở về nhà những bó lúa chắc mẩy, vàng ươm. Bố mẹ tôi ra ngoài đồng thu hoạch lúa và chở về bằng xe đạp thồ. Sân thóc đầy, anh em tôi đứa lên 10, đứa mới 7 tuổi “chịu trách nhiệm” rũi thóc cho khô già, chiều tối cào vun thành đống hình quả núi rồi đậy bạt kín. Những ngày trời âm u, anh em tôi vất vả hơn khi phải xúc thóc vào thúng, sau đó đổ vào bao bã mía và buộc lại.

Tôi vẫn nhớ những buổi trưa nắng, anh tôi trèo chót vót lên tận ngọn me hái quả. Tôi đứng dưới há hốc miệng, đợi anh ném quả xuống thì chìa cái nón đã chóc rách ngoài viền mép để hứng. Thằng em nhà chú tôi béo quay. Nó chẳng biết trèo cây, cũng chẳng biết hứng quả. Anh em tôi bắt nạt nó, sai về nhà lấy bột canh mỳ tôm cho cả bọn chấm. Ngồi dưới gốc me hút gió trời, anh tôi thỉnh thoảng lại chạy ù về nhà rũi những đường lượn sóng ngoằn nghèo trên sân thóc.

Tiếng xe thồ chở lúa kêu cọt kẹt. Hai anh em tôi hối hả chạy ra đùn sau những lượm lúa được bố mẹ bó lại, chất lên xe cẩn thận. Anh giục tôi chạy về nhà trước, pha một ca nước me đá lạnh để bố mẹ uống đỡ khát. Tôi muốn lập công nên cuống quýt chạy về nhà, mở lắp che bụi trên bể nước mưa, vục lấy một ca nước mát lạnh.

Có những ngày oi ả, trời bỗng đổ mưa bất chợt. Bố mẹ tôi ướt lướt thướt từ ngoài đồng cố chở chuyến xe lúa về nhà. Ở nhà, anh em tôi cũng hối hả đứa cào, đứa quét thóc vun thành đống rồi đóng bao. Bố mẹ về, cả bốn người tập trung khiêng từng bao thóc lên góc hè. Xong sân thóc, hai đứa nghịch đắp gạch đất vào khe thoát nước ở điểm dốc cuối góc sân. Anh tôi bảo cái sân bị ngập nước ấy là bể bơi. Hai đứa lăn lộn, vầy nước mưa thỏa thích. Đám bạn trong xóm tíu tít gọi hú nhau ngoài ngõ. Anh em tôi bỏ cái sân đầy nước lao ra ngoài đường, chạy vào những nhà quen có ống thoát nước xối mạnh từ trên cao xuống. Tiếng cười đùa ngày ấy non nớt, thơ ngây.

***

Hồn quê vương ngõ chiều Hà Nội

Khi tôi vào đại học, dịp về nhà nhiều nhất là nghỉ Tết nguyên đán. Ở nhà, chiếc xe máy chẳng được ngó ngành đến. Tôi mở khóa bếp phụ, nơi cất những thứ đồ cũ kỹ để lấy chiếc xe đạp cũ tôi đã sử dụng suốt ba năm học phổ thông. Mặc chiếc áo khoác đồng phục cũ, đi chiếc xe đạp cũ, tôi hỏi mẹ nhìn mình trông có giống vài năm trước. Mẹ cười thật hiền, đôi mắt ươn ướt thương tôi những ngày xa nhà.

29 Tết, ở nhà tôi, việc quét mạng nhện, dọn dẹp là “đấng mày râu” lo. Tôi chở mẹ đi sắm Tết. Ra chợ, nào mua hương trầm, hoa quả; nào đặt giò, mua khoai tây, cà rốt, mộc nhĩ, miến, măng khô, thịt lợn, đỗ xanh,… Chợ quê ngày Tết bình yên, giản dị. Năm nào cũng thế nhưng không khí mùa xuân vẫn nhộn nhịp, vui tươi.

Về đến nhà, tôi đạp xe lên nhà ngoại cách nhà một cây số, biếu ông bát cháo gà nóng mới nấu chín, tiện thể cắt lá dong về chuẩn bị gói bánh chưng. Bà tôi không còn nữa. Chỉ còn ông ngoại sống cùng gia đình nhà cậu út. Ông tôi cũng đã ngoài 80; tuy đãng trí nhưng chẳng bao giờ quên nhắc tôi chuyện cũ. Mỗi lần thế mắt ông lại rưng rưng lệ.

Sang ngày 30 Tết, buổi sáng tôi thường giúp mẹ thay rửa bát hương trên bàn thờ. Xong việc, tôi ngồi chồm hỗm xem bố mẹ gói những chiếc bánh chưng xanh, vuông vức. Mẹ kể ngày xưa ông bà nội mất sớm, nhà tôi lại nghèo. Sống với cụ, bố phải làm đủ nghề: thợ xây, phu hồ, và còn gói bánh chưng để cụ bán,.. nên giờ bố làm gì cũng khéo.

Ngày Tết, dù trời lạnh, tôi cũng dậy sớm lạch cạch chuẩn bị làm mâm cơm cúng. Mùa lạnh, tay mẹ tôi chạm nước bao giờ cũng ửng đỏ và ngứa ngáy. Tự tay đứa con gái 20 tuổi cũng làm được việc ra trò. Tôi bắt đầu từng việc, từng việc một. Tôi sắp bát đũa vào mâm; bóc lá bánh chưng, cắt thành sáu góc hình tam giác; thái khoanh giò lụa; bày một đĩa dưa hành mẹ muối vàng, một đĩa thịt gà nấu đông; ngâm mộc nhĩ, măng, miến để nấu canh; gọt cà rốt, su hào xào chung với lòng gà. Mâm cơm cúng đã xong xuôi. Tôi rót rượu ra ba chén nhỏ, châm lửa thắp nén hương lên bàn thờ gia tiên.

Tết sang ngày mồng 4 cũng bớt đi không khí. Tôi lo chuyện đi chợ, nấu nướng và sắp món làm hóa vàng. Tôi lớn rồi nhưng bao giờ bố cũng treo giải nếu mọi người khen món ăn ngon, bố sẽ có thưởng.

***

- Trời tối rồi, sao cậu không bật điện lên cho sáng?

Tiếng nói lanh lảnh của cô bạn cùng phòng kéo tôi trở lại Hà Nội những ngày tháng xa quê. Tôi thở dài khi nghĩ đến những chuỗi ngày bận bịu sắp tới. Trong lòng tôi, nỗi nhớ nhà, nhớ về tuổi thơ vẫn cồn cào gan ruột nhưng chẳng thể khác đi được.

© Trang Izerghin – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa hè

Mùa hè

Sự khởi đầu hay kết thúc không phản ánh bằng thời gian, điều đó không cần phản ánh hay suy xét. Định nghĩ về thì giờ giữa chúng tôi chẳng còn là một khái niệm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn bên nhau chẳng thể tách rời...

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Chúng ta có quyền tự do để tạo ra những chương mới, viết nên những câu chuyện mới, và xây dựng những ý nghĩa mới. Mỗi ngày là một trang mới, và mỗi bước đi là một câu chuyện mới đang được viết.

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

back to top