Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đường về quê mẹ

2017-07-01 01:30

Tác giả:


blogradio.vn - Có con đường đưa ta đi xa, có con đường đưa ta về gần, nhưng không bao giờ có con đường nào thân thương và cho ta nhiều cảm xúc bằng con đường đưa ta về quê mẹ yên bình trong xóm nhỏ của quê hương.

***

Trong cuộc sống, có hàng trăm con đường với mỗi người. Có con đường đưa ta lên non cao, có con đường đưa ta xuôi về biển rộng. Có con đường dẫn ta qua những miền đất mới với bao điều thú vị, lại có con đường đưa ta về những miền quê thân thuộc. Có con đường rải nhựa êm ái với lung linh đèn sáng lúc đêm về, lại cũng có những con đường gập ghềnh khó đi. Có con đường đưa ta đi xa, có con đường đưa ta về gần, nhưng không bao giờ có con đường nào thân thương và cho ta nhiều cảm xúc bằng con đường đưa ta về quê mẹ yên bình trong xóm nhỏ của quê hương.

Đường về quê mẹ dẫn ta trở về tuổi thơ, để men theo miền kí ức, sống lại một thời nhỏ dại vô tư với bao hoài niệm không thể quên. Có đoạn đường đi giữa cánh đồng hai bên thơm ngạt ngào mùi mạ mới. Ta còn nhớ trò đuổi bắt, những buổi giăng câu, nhất là trò thả diều mỗi chiều đồng cạn của ngày xưa. Nhớ nhưng ngày khi những cánh đồng sau mùa gặt chỉ còn trơ gốc rạ thì đám trẻ cũng bắt đầu làm diều để thả, đó là những mùa diều. Mùa thả diều xưa kia, thường chỉ kéo dài từ tháng ba và khi mùa mưa thật sự đến vào khoảng tháng sáu, tháng bảy thì chấm dứt. Ban sáng, vào những ngày chủ nhật, khoảng tám giờ sáng lũ trẻ tập trung dưới bóng mát của những cây dừa trong xóm và mang diều ra khoe nhau. Còn ban chiều, sau khi đi học về quăng cặp, chúng vội xách con diều chạy ù ra khoảng ruộng trống trơ. Thế là thỏa chí, no mắt với những con diều căng gió.



Có đoạn đường dẫn ta qua cây cầu tre nho nhỏ, ru ta về những ngày cũng đám bạn trong làng trưa trưa ra đây tắm suối và những chiều vác cần đi câu, dầm nước, bắt cá sau mỗi trận mưa giông. Vẫn nhớ là chẳng đứa nào bắt được nhiều cá tôm như các anh lớn, nhưng ai ai cũng vui. Mâm cơm chiều những ngày ấy được ăn món cá do chính tay mình bắt, đứa nào cũng khoái chí, ăn ngon hơn và nhiều hơn, dù rằng có khi con cá bắt được chỉ 2,3 ngón tay, lại bị mẹ la rầy vì dầm mưa cả buổi.

Có đoạn đường dẫn ta qua con ngõ vào từng ngôi nhà quen thuộc trong làng, vẫn những mái ngói đã lên rêu xanh màu thời gian, những những hàng rào thấp le te và hàng dừa vươn mình trong nắng sớm gọi ta nhớ về những ngày trẻ con, cả ngày cùng đám bạn hết sang nhà bác Tư lại qua nhà cô Sáu. Còn gì thương hơn là con ngõ rợp mát, nơi ngày nhỏ có bao nhiêu trò đánh chuyền, bắn bi không chán.

Con đường quê mẹ đưa ta về với ngoại, để được về nắm đôi tay bà run run, ngồi bên bà dưới bóng giàn bầu mát rượi, tự tay giã trầu cho ngoại rồi nghe bà kể chuyện ngày xưa. Nhớ làm sao tuổi thơ bên ngoại, những chiều bà dẫn ra đồng, những sáng theo bà đi chợ hay những trưa hè oi bức ra trước ngõ ngồi dưới hàng tre ngóng gió nồm, đón mẹ đi làm về.



Về quê mẹ, con đường thật hiền đếm những dấu chân bé nhỏ đầu tiên. Khi còn bé đi đâu cũng phải có mẹ hoặc ngoại, vừa một mình ra khỏi ngõ là đã khóc òa vì sợ. Lớn hơn một chút, biết tự ra chợ đến trường, có nhiều bạn hơn nên đã biết la cà, nhưng thể nào chưa trưa chưa chiều đã muốn chạy về nhà vì nơi ấy chẳng bao giờ phải lo lắng điều gì. Vì dưới mái nhà yên ả và góc sân rợp bóng giàn bầu, lúc nào cũng có bữa cơm thật dẻo thơm của và đôi khi là một gói chè hay gói bánh đi chợ về bà để dành cho.

Con ngày ngày bận rộn trong guồng quay cuộc sống, lâu lắm rồi chưa về thăm mẹ. Quê nhà vẫn như xưa, chỉ có ngoại đã không còn và mẹ như già thêm nhiều lắm. Vẫn con đường làng thân quen nhưng bây giờ bước chân mẹ chậm lại. Ngoại đi xa rồi, con lớn lên cũng đi làm ăn xa, cha mẹ lủi thủi đơn côi bên nếp nhà xưa.

Con đường về quê mẹ vẫn thân thuộc yêu thương với tháng năm chờ đợi.

© Khánh An – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top