Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đường về quê cha

2017-07-07 01:14

Tác giả:


blogradio.vn - Quê hương đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên sum vầy với tô canh rau vặt bát cà muối và trách cá kho mặn mà của mẹ. Quê hương, nơi chứa chan những giọng nói ân tình chi, mô, răng rứa hay những làn điệu hát ví, hát dặm ngân nga sau mỗi ngày làm việc, xua tan mọi căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống.

***

Quê cha và quê mẹ tôi đều ở dải đất miền Trung, nhưng tôi sinh ra lại ở mảnh đất Tây Nguyên, nơi có cha có mẹ nhưng chẳng nhiều họ hàng thân thiết.

Hồi đấy chỉ biết có một cậu, một dì ở xa và tết cứ mong được lên nhà dì chơi để thăm anh, chị họ, háo hức lắm. Ba mẹ tôi ngày ấy là người cùng làng, nhưng cái thời chiến tranh qua đi để lại cho miền quê nghèo chôn nhau cắt rốn ấy nhiều khó khăn khiến người ta cứ phải bỏ xứ mà mưu sinh, dứt áo ra đi mà lòng cứ đau đáu quê nhà.

Ngày bé ấy tôi chỉ nhớ có một người đàn ông lớn tuổi ngồi trước căn nhà tập thể be bé mà cơ quan mẹ cho gia đình tôi ở nhờ đang cầm điếu thuốc hút. Mà chẳng nhớ đó là ai, mãi tới lớn tôi vẫn chưa từng quên được cái hình hài ấy. Bởi có lẽ vì ruột thịt nên người ấy cứ đọng trong tâm tôi hoài, đó là ông nội.

Khi lên tám, lần đầu tiên về quê cha, đơn giản suy nghĩ của tôi chỉ là đi về ăn đám cưới của chú. Trẻ con mà, đâu có biết họ hàng là nghĩa gì, quê hương gốc gác ấy là nghĩa gì. Khi đặt chân xuống xe, bước vào căn nhà gỗ có mấy gian nhỏ, ánh mắt đầu tiên tôi hướng tới là người đàn ông mà tôi luôn nhớ trong kí ức của một đứa trẻ chưa từng nhớ mặt người thân rõ ràng ấy, là ông nội tôi đó, mọi người bảo ông chờ tôi về ở với ông mãi. Hè năm ấy tôi ở quê với ông bà nội, nơi có gió lào cát trắng và những đồng ruộng mênh mông, tới mùa thì gieo mạ gặt lúa, còn hết mùa thi trồng thêm ít rau muống trên ruộng đem ra chợ bán thêm vài đồng, thật ra ở quê rau vườn không thiếu, chỉ là như cái hình dáng của khúc ruột đất nước, con người nơi đây cũng năng nhặt chặt bị để dành mưu sinh.

Đường về quê cha

Hồi đấy tôi còn khờ lắm, có biết gì là yểu điệu con gái, cũng chạy giang nắng suốt mấy tháng hè, những ngày theo chị họ đi bắt ốc về cho vịt, theo những đứa em ở nhờ nhà ông bà nội nuôi đi “chữ bò” lội hết các con mương, lên “côi lòi” gặp rắn rết suốt mà chẳng sợ. Ngày nào cũng chạy ra trước nhà xem bà nội hái rau đi bán, bà đi chợ về cho vài đồng để dành mấy chị em mua búp bê chơi may đồ. Hồi ấy à, một con búp bê của chúng tôi có bốn ngàn thôi mà phải để dành lâu lắm. Thời ấy mẹ bảo con gái thích ăn trứng nên ngày nào bà nội cũng đưa tiền cho lũ nhỏ bảo mua trứng về đổ trứng chiên cho chị ăn.

Kí ức những tháng hè sống ở quê cha ấy là những ngày chạy quanh xóm làng, tối đến qua nhà ông chú, ông bác chơi. Là những rặng tre làng, cây đa, giếng nước đầu đình. Là những đứa trẻ phá phách xóm làng. Là vài đồng bạc lẻ ông bà cho để dành quà bánh chị em chia nhau. Tôi còn nhớ lần đầu tiên biết trò banh nẻ, em họ tôi cuộn giấy vo lại chặt thành hình tròn rồi cột thun xung quanh mà quê tôi gọi là “địu” cho đến khi nó tâng lên nảy được, bẻ vài cành cây ngoài vườn vào làm đũa, chơi hoài ghiền luôn đến khi về nhà lại với ba mẹ tôi còn cứ rủ em trai chơi cùng hoài. Ông bà có sáu cậu, dì ở gần cứ thế mỗi đêm, mỗi cuối tuần mọi người đem gia đình quây quần lại đông đúc, cả chục đứa cháu cứ chạy quanh khắp nhà. Mà sau này tôi nghĩ đó là cái lộc lớn nhất ông trời cho ông bà tôi, con cháu đều thảo hiền.

Lớn hơn chút không biết từ lúc nào làng quê ấy cứ hằn trong trái tim cô gái nhỏ, mỗi lần về quê là háo hức. Hồi đó đi không có tiện như bây giờ, đi xe ghế ngồi mất cả ngày mới đến được, cứ như linh cảm mỗi lần thấy cát trắng hiện ra tôi lại hít lấy hít để hương đất nóng hổi đó cùng sự xanh mướt của nương lúa như muốn ôm trọn quê hương vào lòng. Cứ về tới nhà ông bà là tôi phải chạy tới ôm ông bà thật lâu.

Khi ông yếu dần đi những ngày ấy tôi mua trộm vé máy bay về với ông, giấu ba mẹ, hàng ngày dìu ông đi ra sân dạo, sáng sáng đi kiếm báo mua cho ông. Thời này có thể tân tiến lắm nhưng làng quê của tôi vẫn cứ vậy, thậm chí kiếm địa chỉ nhà cũng không biết chỉ sao vì làm gì có số nhà, bốn bề đều ruộng lúa. Ông cũng không nghe được tôi nói nữa dù đã dùng máy trợ thính nhưng tôi vẫn nói rất nhiều, bật nhạc cách mạng cho ông nghe mỗi ngày, vẫn nghe ông tâm sự chuyện con cháu mỗi khi ngồi uống chè. Ông yếu vậy chứ sinh nhật hai hai tuổi vẫn hát tặng tôi mà đoạn ghi âm đấy tôi vẫn lưu giữ. Mỗi đêm tôi đều ngắm ông thật lâu, thật sâu sợ ngày mai ông không dậy nữa, thì tôi đau lòng lắm. Chờ ông ngủ rồi thì dằn mùng lại cho ông, đôi lúc ông không ngủ được nữa đêm dậy ngồi bên bàn thì tôi cũng thức ngắm ông thật lâu nhưng đâu cho ông biết.

Đường về quê cha

Hai hai tuổi đối với tôi những ngày mong chờ học xong đại học để về cạnh ông như một ước mơ sắp thành lại sụp đổ. Ông đi rồi không còn ai ngồi bên ấm chè cứ ngóng ra ngoài ngõ mong chúng tôi về nữa, cuộc sống bận rộn và sự mưu sinh khiến những người ở xa cũng ít về hơn, gia đình cũng ít dịp quây quần hơn. Có lẽ vì thế mà tôi càng trân quý những ngày người đàn ông sinh thành và nuôi dưỡng ra ba tôi còn sống, đó là cách ông dạy tôi giá trị của một gia đình.

Quê tôi là cha mẹ suốt ấu thơ dãi dầu mưa nắng, những giọt mồ hôi tuôn ra vì mệt nhọc. Quê hương là gì đối với tôi nó không mơ hồ lắm, hay đẹp đẽ cao sang mà nó ở trong chính những người tôi yêu thương, những người tôi luôn thương mến, vì đó là một phần của quê hương. Mỗi lần đi đâu nghe thấy người ta nói giọng quê mình là tự nhiên tôi thấy cay cay sống mũi, thấy chút đỗi thân quen.

Quê hương mình có những mùa tết, gió lạnh làm đôi môi khô nứt, giọt nước mắm mặn trong bữa cơm chiều thấm vào xót xa vậy mà ngon, những bữa canh rau muống đơn thuần, những hè nắng tới cháy da thịt chỉ cần đi ra ngoài xíu về nhà đã thấy da thịt đỏ ửng rát rạt, vậy mà cười ấm vì bên mình có cả gia đình, có cả quê hương.

Quê hương nơi có con đường ấy, lũy tre ấy, giếng nước ấy, gốc đa ấy, mái đình ấy vẫn không thể phai mờ trong tâm trí mỗi chúng ta, nơi chôn rau cắt rốn, nơi bắt nguồn, lưu trữ cội nguồn của dân tộc, vẫn là nơi để quay về, là cái chốn duy nhất để mọi người tìm lại cái cảm giác ấm cúng, tìm lại chính con người mình.

Quê hương đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên sum vầy với tô canh rau vặt bát cà muối và trách cá kho mặn mà của mẹ. Quê hương, nơi chứa chan những giọng nói ân tình chi, mô, răng rứa hay những làn điệu hát ví, hát dặm ngân nga sau mỗi ngày làm việc, xua tan mọi căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống.

Đường về quê cha

Quê hương đơn giản chỉ có “nồi nước chè xanh, điếu thuốc lào” nhưng vẫn râm ran í ới nhau trong cả những trưa hè nóng nực.

Quê hương là thứ vô hình nào đó, khi trai trẻ người ta bất chấp vứt bỏ tất cả để ra đi song khi con người ta chín chắn và luống tuổi, sau những được mất của cuộc đời, tranh đua lợi danh, tiền tài, quyền lực,... họ có thể chấp nhận đánh đổi tất cả chỉ một lần được về với quê hương.

Quê hương là những đêm thao thức vì nhớ, vì lo người thân những ngày bão lụt, là tìm kiếm một sự bình yên nơi đó và lại một đêm trắng lo âu.

Làm sao mà nói hết được những điều thiêng liêng giản dị mà rất dỗi bình thường về hai từ quê hương thiết tha nghĩa tình ấy.

© Diệu Tâm – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top