Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ba tôi

2017-06-28 01:22

Tác giả:


blogradio.vn - Khi con 10 tuổi, ba chở con đi thi học sinh giỏi. 4 giờ sáng ba gọi dậy nhắc lại lần nữa những thứ cần mang theo rồi ăn cơm nhanh để đi kẻo trễ. Cái xe trệu trạo chạy được nửa đường thì bị hỏng. Sợ con trễ thi ba vội tìm người gởi con đi nhờ trước rồi ba sửa xe xong chạy sau. Đến đoạn dừng nghỉ mệt ba lên kịp mọi người, ba lại chở con đi. Ngay trước cổng trường rất nhiều đá, chiếc xe lại chết máy đột ngột làm cả hai ba con ngã nhoài. Ba vội đỡ con dậy phủi nhanh sợ con đau, sợ lấm bẩn đồ con.

***

Khi con 5 tuổi, con đã ghét ba. Khi ấy nhà mình nghèo lắm, mỗi độ mưa là lại dột khắp nhà. Còn ba đi làm về lại say rượu rồi. Con ghét ba uống rượu say rồi ba la lớn tiếng, ba đập bể đồ, ba giận dữ mà con không biết tại sao. Ba đi làm về muộn ba say rồi, ba đổ cả mâm cơm mà cả nhà mình chưa ai ăn cả. Con theo má trú mưa ngoài chuồng bò trong đêm.

Khi con 6 tuổi, con hết ghét ba rồi. Con nhớ ba. Ba theo người ta đi làm ở Sài Gòn. Con không biết ba đi đâu mà lâu lắm lâu ba vẫn chưa về. Người ta nói không biết ba ở đâu cả. Em cu còn mới biết bò thôi. Má bán hết lúa trong nhà đưa tiền ông nội đi tìm ba. Ba bình an về rồi. Con mừng vậy mà khi ba về con chạy vào bếp trốn không gặp ba, nhất định không mặc bộ đồ ba mua cho. Nhưng đó là bộ đồ mà con rất thích. Bộ đồ ba mua có hình con gấu to đùng mà vàng nữa. Mấy đứa bạn trong xóm vẫn chọc con nhưng con vẫn cứ thích mặc nó.

Khi con 8 tuổi, má đi làm xa, ba ở nhà với hai chị em. Giữa đêm mưa to, ba lục đục lấy thau lấy chậu hứng nước, kê lúa lên bàn cao, che chắn lại. Rồi ba vội vàng lưng cõng em, tay dắt con sang nhà hàng xóm. 4 giờ sáng nước mỗi lúc một nhiều, nhà ai cũng vô nước cả rồi. Ba dặn con ở yên trông em để ba về nhà tát nước, mưa mỗi lúc một to.

Khi con 10 tuổi, ba chở con đi thi học sinh giỏi. 4 giờ sáng ba gọi dậy nhắc lại lần nữa những thứ cần mang theo rồi ăn cơm nhanh để đi kẻo trễ. Cái xe trệu trạo chạy được nửa đường thì bị hỏng. Sợ con trễ thi ba vội tìm người gởi con đi nhờ trước rồi ba sửa xe xong chạy sau. Đến đoạn dừng nghỉ mệt ba lên kịp mọi người, ba lại chở con đi. Ngay trước cổng trường rất nhiều đá, chiếc xe lại chết máy đột ngột làm cả hai ba con ngã nhoài. Ba vội đỡ con dậy phủi nhanh sợ con đau, sợ lấm bẩn đồ con.


Ba tôi

Con vào trường thi cả ngày, chiều tối ba đón con về. Con không làm tốt nhưng ba động viên con rằng được thi đi là con giỏi rồi. Nói xong ba chở con đi ăn hủ tiếu. Đó là lần đầu tiên con ăn hủ tiếu. Thích lắm. Giấy báo con được giải cao nhất. Ba mừng lắm, ba nói con làm tốt mà.

Khi con 11 tuổi, con thương ba cực lắm. Má đi làm xa. Một mình ba làm quần quật từ sớm mai đến tối mịt, khi mặt trời vẫn chưa lên ba đã dậy đi làm rồi đến khi mặt trời đi ngủ rồi ba vẫn còn ngoài đồng. Ba làm nhiều hơn một chút mong nhà mình bớt nghèo đi vậy mà ba càng làm càng cực mà nhà mình vẫn không khá hơn. Vài lần con sốt mệt ngủ sớm mà còn bài tập khó chưa làm được. Ba đi làm về mệt nhưng cũng làm mẫu một bài để sẵn đấy sáng gọi con dậy làm lại. Ngày đó có dạo ba cầm roi hăm em, em chạy đi rồi ném lại trúng vào chân đau của ba. Ba hăm thôi chứ ba chưa bao giờ đánh hai chị em.

Khi con 12 tuổi, ba chật vật đưa con đi chữa bệnh khắp nơi. Cả mùa hè ba chở đi khắp tỉnh chữa bệnh vẫn không khỏi. Đi xa hơn con gục đầu trên vai ba, ba chạy xe ba tiếng đồng hồ đến Đà Nẵng khiến cổ con trẹo một bên để ba phải đỡ con suốt buổi chờ nhập viện. Bệnh không khỏi ba lại đưa con đi Sài Gòn. Chân con sưng to không đi được để ba cõng đi. Hai ba con lẩn quẩn trong bệnh viện ngày qua ngày. Ba khi ấy còn trẻ mà tóc ba bạc trắng. Bệnh viện Nhi đồng ngày đó nhiều người gọi ba con là ông ngoại và cháu gái. Con sợ học trễ hơn bạn mà đòi về đi học. Ba nói ráng hệt bệnh rồi từ từ học. Con làm tốt mà, mai mốt hệt bệnh rồi lại ăn hủ tiếu nữa.

Khi con 15 tuổi, má sinh út Huyên. Ba cưng em lắm.

Khi con 18 tuổi ba bảo ở một mình xa nhớ ăn nhiều cho khỏe. Ba vô Sài Gòn làm thợ xây để thêm tiền cho con đi học. Con nhớ khi đó con chở ba bằng xe đạp năm cây số để đưa ba đến chỗ làm rồi ba ở lại đấy. Cuối tuần con lại đạp xe qua thăm ba. Nhìn ba trên giàn cao.

Thương ba.

Ba tôi

Khi con 22 tuổi, ba ở Sài Gòn làm thợ xây nên chỉ có áo thợ. Con rút từ heo tiết kiệm mua cho ba cái áo mới, chở ba lên trường dự lễ tốt nghiệp con. Ba bảo con sẽ làm tốt đấy. Từ năm sau ba sẽ ở nhà làm với má chơi với út Huyên cho vui nhà. Hai chị em ở đây ráng làm ráng học.

Năm này ba lại chật vật ở bệnh viện với em. Ba thức suốt nhiều đêm liền với em. Ba bệnh. Cơm nhà chùa cho, cơm bệnh viện cho khô khan lắm nhưng có cái ăn là quý lắm. Ba ráng ăn. Mỗi khi nói nấu gì cho ba ăn ba sợ con đi làm về mệt nên cứ bảo ba có đồ ăn rồi.

51 tuổi tóc ba bạc trắng hơn cả tóc ông nội. Đôi tay ba lở rát buốt vì xi măng. Chân ba đau nhứt khi trở trời vì vết thương ngày xưa ba đi bộ đội. Ba vừa chăm em vừa lo ông bà. Ba buồn trong lòng mà quay đi chùi nước mắt khi em đi vì sợ con khóc theo ba. Em đi rồi. Ba nén nước mắt cầm bay xây. Lâu rất lâu ba mới lại cầm bay, bàn chà. Nhưng lần này ba cầm bay lại để xây mộ cho em, ba xây mộ cho con trai ba. Nhiều lần lắm con giận ba vì rượu làm ba không là ba nữa, nhưng cứ mỗi khi ấy lại bao nhiêu cái khổ cái buồn trong ba lại ra hết. Cũng vì vậy mà dù có giận mấy lại thương. Ba bảo em đi rồi, ở nhà có ba rồi, ở đó ráng nghe con.

Ba à, con hứa con sẽ sống tốt...

© Pé Anh – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top